Các bạn biết không,
thiết kế văn phòng công ty TBV của chúng tôi ở Saigon Center đã đạt được giải

của BUILD Architecture Awards(UK) đấy!
https://www.build-review.com/winners/design-creative-associates/

Nhân dịp trao giải lần này, chúng tôi xin được gửi đến các bạn nội dung buổi phỏng vấn anh Kawaguchi (川口 淳志 様), kiến trúc sư đã thiết kế văn phòng Techbase Việt Nam chúng tôi.

Trước tiên, xin được chúc mừng anh đã đạt được giải thưởng!!
TBV đã chuyển đến Saigon Center được gần 2 năm rồi nhưng với giải thưởng này, xin được hỏi anh đôi lời về thiết kế văn phòng TBV này. Làm thế nào mà anh đạt được giải thưởng này vậy?

Thực ra lần này cũng không hẳn là tôi tự mình đăng kí tham gia cuộc thi, mà chính bên BUILD đã liên lạc với bên chúng tôi.
BUILD Architecture Awards bao gồm nhiều giải thưởng liên quan đến những kiến trúc khác nhau, và trong đó, tôi đã đạt được giải thưởng Most Innovative Office Design Project 2019 (Dự án Thiết kế Văn phòng Sáng tạo nhất 2019) này.

Concept của thiết kế văn phòng lần này là: Một sân chơi được nhân viên yêu thích với bầu không khí nhẹ nhàng, tự nhiên, ấm cúng. Về điểm này, anh có thể chia sẻ kĩ hơn 1 chút được không?

Yêu cầu thiết kế 1 văn phòng để nhân viên yêu thích là yêu cầu tôi đã được đề nghị từ khi thiết kế văn phòng trước đó của TBV, và tôi luôn ý thức rõ được điều đó.

Trừ khoảng thời gian mọi người đi ngủ để hồi sức cho ngày làm việc mới, thì văn phòng là nơi nhân viên dành thời gian lâu nhất trong một ngày, nên khi thiết kế, chúng tôi tập trung vào sự thoải mái, dễ chịu để nâng cao hiệu suất làm việc. Vì vậy mà chúng tôi đã thiết kế dựa trên các gam màu mềm mại như tông màu pastel...

Ngoài ra, vì công ty có đông người nên tôi nghĩ đây sẽ là nơi rất hay để nhân viên giao lưu với nhau, nên tôi đã hình dung ra hình ảnh của công viên lồng ghép vào văn phòng. Dĩ nhiên là tôi không định làm thành công viên thật, nhưng tôi đã thể hiện trên thiết kế của mình những điểm mang nét tương tự chức năng của công viên. Tôi nhớ là trong quá trình thiết kế, tôi luôn nhận thức rằng đây là nơi nhân viên và những người mình chưa quen có thể tương tác và cảm thấy thoải mái tự do khi giao lưu với nhau.

Anh Kawaguchi đã chú trọng đến thiết kế chỗ nào nhất?

Đầu tiên là chỗ Seminar space.
Vào thời điểm đó, rất hiếm các công ty Nhật ở Việt Nam tạo ra một không gian sử dụng khoảng một nửa văn phòng của họ chỉ để làm Seminar space, vì vậy tôi rất có hứng thú với thiết kế này. Sau khi nghe các yêu cầu từ phía TBV, tôi đã lắng nghe rất kĩ về mục đích sử dụng khu vực này như một chỗ để tổ chức hội thảo, traning nội bộ, tổ chức các trò chơi, hoạt động ăn uống, v.v... Chỗ thứ hai là Free space.

A, anh Kawaguchi biết không, Free space rất thường được sử dụng cho các sự kiện của Techbase VN đấy! TBV thường tổ chức tiệc sinh nhật hàng tháng và gần đây hơn là các sự kiện Giáng sinh và Halloween v.v... tại Free space. Thực tế là tôi cũng tập các lớp Yoga hai lần một tuần trong không gian Free space này đó!

Ồ, mọi người dùng với nhiều mục đích khác nhau quá ha! Khi thiết kế thì phía chúng tôi cũng không nghĩ ra là TBV sẽ còn dùng để tập Yoga nữa, cách mọi người tận dụng Free space cũng làm tôi thấy vui lắm! Và quả là đúng như tên gọi Free Space, TBV cũng đang tận dụng khoảng không gian này theo nhiều cách tự do khác nhau nhỉ!

TBV hiện tại cũng đang suy nghĩ rất nhiều để xử lý các công đoạn phát triển phần mềm. Còn anh Kawaguchi thì cũng sẽ phải thận trọng và cân nhắc kĩ càng để kiểm soát được các giá trị mà khách hàng mong đợi, điều hòa các suy nghĩ của riêng mình với rất nhiều khách hàng, trong khi có những khách hàng có yêu cầu rất mơ hồ, nhưng cũng có những khách hàng rất rõ ràng khi đưa ra yêu cầu thiết kế cho họ. Về điểm này, anh lưu ý hay bí quyết gì không?

Tôi nghĩ là yêu cầu của khách hàng luôn là hàng đầu. Cộng thêm nữa, để có thể tạo ra được nhiều thứ tốt hơn nữa thì việc thể hiện bản thân trong thiết kế cũng rất quan trọng. Tôi tin rằng nếu khách hàng hài lòng thì sẽ tự nhiên dẫn đến công việc tiếp theo thôi. Điều tối thiểu phải làm được đó là phải hiểu rõ được các yêu cầu của khách, thế nên tôi cũng không nghĩ có thể xem điều đó như "điểm đủ đậu" được.

Trong quá trình thiết kế cũng sẽ có nhiều tình huống xảy ra buộc chúng tôi phải vừa làm vừa suy nghĩ tiếp. Nếu gặp khó khăn khi đang làm thì chúng tôi lại quay về khởi điểm, trao đổi liên lạc lại với khách hàng, và khi đó sẽ tìm ra được câu trả lời.

Có trường hợp nếu khách hàng đưa ra quá nhiều yêu cầu mà mình không chắt lọc, lại ôm hết toàn bộ vào mình như vậy, thì kết quả đôi khi ngược lại, thành ra là không theo như hình dung của đôi bên. Cần phải trao đổi xem khách hàng đang nghĩ như thế nào, muốn ra sao, rồi tạo ra một thiết kế thử sau đó cho họ xem, cuối cùng là cùng nhau kiểm tra và chọn lọc lại. Trên thực tế, thời gian dành cho việc bàn bạc, nói chuyện, xác nhận ở mỗi giai đoạn có thể còn lâu hơn so với thời gian để thiết kế.

Những điều anh Kawaguchi nói có rất nhiều điểm chung với công việc phát triển phần mềm! Khi TBV làm việc với Yahoo (Nhật), chúng tôi cũng luôn coi trọng việc trao đổi và tương tác với nhau. Ngoài ra, TBV không chỉ làm việc theo yêu cầu của phía Nhật Bản mà cả phía Việt Nam của TBV cũng được yêu cầu là phải tự đưa ra các đề xuất ngày càng nhiều, và TBV cũng đang nỗ lực để đáp ứng được các yêu cầu đó. Nên khi nghe anh Kawaguchi nói thì TBV chúng tôi cũng có cùng cảm nhận là đáp ứng các yêu cầu của khách hàng không có nghĩa là mình đã "đủ điểm đậu" được (vì đó là đương nhiên phải vậy rồi).
Ngoài ra, như đã đề cập ở trên, gần đây TBV đang chú trọng vào các quy trình upstream , và thay vì các yêu cầu chi tiết được viết bằng document từ phía Nhật Bản, phía Việt Nam đang cố gắng tổng hợp dự án với các yêu cầu ở dạng đơn giản. Và lúc này thì việc tương tác trao đổi giữa hai bên trở nên rất quan trọng.
Vậy thì theo anh Kawaguchi, điều gì luôn được coi trọng khi làm xây dựng?

Tôi nghĩ điều quan trọng là khả năng thực hiên theo đúng như thiết kế. Cho dù thiết kế có tốt đến thế nào thì cũng sẽ trở nên vô nghĩa nếu việc xây dựng không thể được thực hiện theo như thiết kế đó hoặc ngày giao hàng bị trì hoãn. Vì vậy mà công ty chúng tôi phụ trách mọi thứ, từ thiết kế đến xây dựng. Các nhà thầu phụ xây dựng đã làm việc cùng nhau trong nhiều năm, vì vậy chúng tôi rất tin tưởng họ. Chúng tôi có người giám sát tại chỗ trong công ty và các giám sát sẽ yêu cầu phía thi công báo cáo thông tin liên tục, quản lý thi công và đưa ra hướng dẫn.

Điểm này giống như mô hình phát triển Scrum của phần mềm. TBV cũng đang tập trung vào phát triển từ quy trình Waterfall đến quy trình Scrum. Cắt công đoạn phát triển thành từng Sprint cho một tuần, báo cáo thường xuyên cho phía Nhật Bản tiến độ mỗi sprint. Và TBV đang thử tiến hành cách tiếp nhận feedback. Không giống như phần mềm, xây dựng rất khó để "đập đi xây lại", vì vậy có phải điều quan trọng là phải phối hợp để điều chỉnh ngay trong quá trình xây dựng, đúng không anh!

Trouble luôn phổ biến trong quá trình xây dựng. Trong số đó, điều quan trọng nhất là đảm bảo rằng sản phẩm dự kiến được hoàn thành đúng trong thời hạn. Với mục tiêu đó, tôi luôn muốn các giám sát, người thi công luôn có niềm tự hào với công việc của mình để hoàn thành thật tốt.

Đúng vậy, bản thân luôn hãnh diện và tự hào về công việc của mình cũng là một yếu tố quan trọng khi làm việc, điều đó chắc hẳn sẽ giúp cải thiện chất lượng cho những gì mà bản thân mình đang làm!
Cảm ơn anh vì rất nhiều chia sẻ hữu ích hôm nay! Và 1 lần nữa, xin được chúc mừng giải thưởng mà công ty anh đã đạt được nhé!

  • Hình Ảnh: Anh Võ
  • Thiết Kế: Loan Pham

2020/02/21