Bộ Não Thứ Hai: Khám phá kỹ thuật học tập để developer "Upstream" trong việc Research và gia tăng Productivity

January 8, 2025

Khi bộ phim "Upstream" ra mắt, nó không chỉ đơn thuần là một tác phẩm giải trí mà còn truyền tải những thông điệp sâu sắc về tầm quan trọng của việc học tập và phát triển bản thân trong thế giới hiện đại. Dù là một lập trình viên cao cấp thì chúng ta sẽ phải đối mặt với hàng loạt vấn đề trong cuộc sống. Chúng ta nhận ra rằng bất kể tuổi tác, học tập và cập nhật kiến thức là vô cùng quan trọng. Đây không chỉ là điều kiện để tồn tại mà còn là cách để phát triển và thích ứng với thay đổi không ngừng của thời đại.

Giới thiệu về Bộ não thứ 2 và lợi ích từ việc xây dựng từ sớm

Khái niệm "Bộ Não Thứ Hai" do Tiago Forte giới thiệu là một hệ thống quản lý kiến thức cá nhân, giúp người dùng ghi nhớ và sử dụng thông tin một cách hiệu quả. Việc xây dựng bộ não thứ hai từ sớm giúp chúng ta tránh tình trạng quá tải thông tin, tăng cường khả năng xử lý và kết nối ý tưởng để tạo ra những đột phá trong công việc và học tập. Nó không chỉ là nơi lưu trữ trí nhớ mà còn là công cụ để tối ưu hóa sự sáng tạo và hiệu suất cá nhân.

Tham khảo: https://web-highlights.com/blog/building-a-digital-second-brain-the-ultimate-guide-to-unlock-creativity/

Xây dựng bộ não thứ 2 như thế nào?

Để xây dựng bộ não thứ hai, chúng ta áp dụng hệ thống C.O.D.E với các bước:

  • Capture (ghi chú)
  • Organize (sắp xếp)
  • Distill (chắt lọc)
  • Express (trình bày ý tưởng)

Điều này giúp chúng ta tạo lập một kho tàng kiến thức có tổ chức, dễ dàng truy cập và sử dụng. Mỗi bước đều có vai trò quan trọng trong việc biến thông tin thô thành tri thức có thể áp dụng thực tế.

Tham khảo: https://baconwrappedbusiness.com/how-to-build-a-second-brain-with-tiago-forte/


1. CAPTURE (Ghi Chú, Take Note)


Về cơ bản thì nó là việc chúng ta sẽ ghi chép lại mọi suy nghĩ và mọi thông tin mà mình cảm thấy hữu ích. Nó giống như việc mình làm Powerpoint hoặc Excel vậy, nếu không bấm Save trước khi tắt máy thì sẽ bị mất hết dữ liệu.

Đây là bước khởi đầu của cả hệ thống CODE và nó cực kỳ đơn giản để thực hiện. Chúng ta chỉ cần có 1 quyển sổ tay và 1 cái bút là có thể bắt đầu ghi chép lại được rồi. Tuy nhiên làm vậy sẽ rất bất tiện do có những đoạn thông tin dài, nếu chỉ viết tay thì mình sẽ không thể viết hết được. Do đó chúng ta nên sử dụng 1 ứng dụng ghi chép online trên điện thoại để dễ copy paste cũng như dễ dàng tìm kiếm thông tin khi cần.



2. ORGANIZE (Sắp Xếp)

Khi càng ngày chúng ta càng note được nhiều thứ hơn thì mình sẽ cần 1 hệ thống để giúp sắp xếp những thông tin đó. Mình đâu thể để chúng trôi nổi 1 cách bừa bộn được. Do đó, Tiago đã đưa ra 1 hệ thống gọi là PARA. Về cơ bản thì mỗi khi note được gì mới thì mình sẽ chuyển cái note đó vào 1 trong 4 thư mục bao gồm:

- Projects (Dự án): Những công việc ngắn hạn mà bạn đang thực hiện như là thiết kế poster quảng cáo, tuyển 5 ứng viên hoặc decor lại phòng ngủ. Thường thì những công việc này sẽ có thời hạn, deadline và điểm kết thúc cụ thể.
Ví dụ như việc decor lại phòng ngủ sẽ kết thúc sau khi bạn xếp gọn gàng ngăn nắp đồ đạc.

- Areas (Lĩnh vực): Những chủ đề không có deadline hay điểm kết thúc nào cả như Tài chính, Mẹo nấu ăn, Mẹo chụp ảnh… thì sẽ được xếp vào Area. Đây chính là những chủ đề bạn hứng thú và quan tâm.

- Resources (Chủ đề): Những chủ đề mà bạn nghĩ sẽ hữu ích trong tương lai nhưng lại quá nhỏ để tạo thành 1 Area.
VD: “Template review hàng tuần”, “các món quà brading độc đáo”, “code tốt là thế nào”.

- Archives (Lưu trữ): Những mục mà không thuộc 3 nhóm trên hoặc là những công việc đang tạm hoãn lại. Nó có thể là những sở thích ngày xưa mà giờ bạn không hứng thú nữa, hoặc có thể là những dự án nào đó đã hoàn thành nhưng có thể có ích trong tương lai.
Ví dụ: hồi đại học mình phải làm 1 đồ án cho bộ môn Khoa Học Đất. Thế nhưng sau khi tốt nghiệp mình không xoá file đi mà lại lưu vào One Drive để sau mở ra xem khi cần thiết.

3. DISTILL (Chắt Lọc)


Đến bước này thì chúng ta đã có rất nhiều note, rất nhiều ý tưởng. Ở đây chúng ta sẽ phải chắt lọc những note đó để nó trở nên thực sự hữu dụng. Như Lão Tử đã nói “Để có thêm kiến thức, hãy nạp thêm thông tin. Để trở nên thông thái, hãy lược bỏ bớt thông tin đi”.

Ở bước này chúng ta sẽ tóm tắt lại những note trên và áp dụng phương pháp Take notes ở level nâng cao. Mục đích cuối cùng của việc ghi chép là để áp dụng trong tương lai, cho nên điều quan trọng nhất là phải làm sao cho chúng ta dễ tìm và dễ hiểu được cái note đó.

Về cơ bản thì chúng ta sẽ highlight thành 4 lớp layer. Layer đầu tiên chính là những gì chúng ta note lại, layer thứ 2 là những ý chính được bôi đậm, layer thứ 3 là phần chữ đỏ là những ý chính của phần được bôi đậm ở lớp thứ 2 và layer thứ 4 là phần tóm tắt bằng gạch đầu dòng. Như vậy thì khi tìm lại mình chỉ cần đọc phần tóm tắt ở layer thứ 4 là nắm được nội dung chính rồi, vô cùng nhanh và thuận tiện.

4. EXPRESS (Trình Bày Ý Tưởng)


Cách duy nhất để chúng ta có thể thực sự hiểu và nhớ được 1 ý tưởng nào đấy là phải trình bày được ý tưởng đấy ra và áp dụng vào thực tế. Đấy cũng chính là mục đích lớn nhất của toàn bộ hệ thống CODE này. Bạn có thể lựa chọn cách trình bày giống mình, đó là viết Blog. Hoặc bạn có thể áp dụng những kiến thức đã học được vào công việc để tạo ra những ý tưởng hay, sau đó trình bày ý tưởng đó với sếp của mình. Còn nếu mình học được nhiều điều hay mà không dám áp dụng thì sẽ giống như đọc sách dạy tán gái nhưng không dám bắt chuyện với con gái vậy. Các bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về topic này tại đây nhé


Note: Có nhiều bạn hướng đến chủ nghĩa hoàn hảo, muốn khi nào mình phải biết hết mọi thứ, phải trở thành chuyên gia thì mới nên chia sẻ. Tuy nhiên việc đợi mọi thứ trở nên hoàn hảo cũng giống như việc đợi tất cả đèn giao thông trong thành phố chuyển xanh rồi mới bắt đầu đi ra khỏi nhà vậy. Điều này là không hề hợp lý chút nào cả!


Dev sẽ xây dựng bộ não thứ 2 với các công cụ như thế nào? Các kỹ thuật và định luật khác cần nắm

Các lập trình viên có thể sử dụng các công cụ như Obsidian, Notion, Notes,... để hiện thực hóa khái niệm bộ não thứ hai.
Trong đó Obsidian cho phép lưu trữ thông tin dưới dạng local, hỗ trợ Markdown, và khả năng liên kết ghi chú theo cách Zettelkasten.
Ngoài ra, việc áp dụng các mô hình, định luật và kỹ thuật bên dưới sẽ giúp tối ưu hóa thời gian và năng lượng, gia tăng hiệu suất công việc.

Mô hình Pilot – Plane – Engineer


Tham khảo: https://lcdung.top/hieu-nhu-the-nao-ve-productivity/


Hiệu suất (Productivity) là khối lượng công việc hữu ích (Useful Output) có thể hoàn thành trong một khoảng thời gian ngắn nhất (Time).


- Pilot (10%): phi công sẽ định vị hướng đi của máy bay. Hướng đi càng chính xác thì sự hữu ích (useful) của những kết quả thu được càng lớn. Yếu tố pilot chỉ chiếm 10% thời gian nhưng quyết định phần lớn tính chất của 80% thời gian cho công việc hàng ngày.

- Plane (80%): máy bay sẽ bay theo lộ trình do phi công đặt ra, cất cánh và hạ cánh. Plane chính là kết quả công việc (output).

- Engineer (5-10%): đây là người giữ cho toàn bộ hệ thống an toàn, có tổ chức, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm nhiên liệu. Engineer chính là yếu tố thời gian (time). F (fun factor): đây là yếu tố phụ thuộc vào từng cá nhân, để thêm niềm vui và sự hứng khởi vào công việc và học tập.


Nguyên tắc Pareto (80/20)


Tham khảo: https://lcdung.top/hieu-nhu-the-nao-ve-productivity/


Nguyên tắc Pareto còn được gọi với cái tên đơn giản hơn là quy tắc 80/20. Có nhiều sách đề cập đến nguyên tắc này, nhưng cách mình áp dụng nguyên tắc Pareto vào cuộc sống cụ thể là 80% năng lượng trong ngày là do 20% những thói quen chủ chốt tạo ra. Thói quen chủ chốt (keystone habits) là khái niệm mình học được từ cuốn Atomic Habits của James Clear (tựa Tiếng Việt là Thay Đổi Tí Hon Hiệu Quả Bất Ngờ) nói về những thói quen, thay đổi nho nhỏ trong hoạt động hàng ngày, giống như hiệu ứng domino dẫn đến sự tác động ảnh hưởng các khía cạnh khác trong cuộc sống.

Một số thói quen chủ chốt của mình:
- Thiền vào buổi sáng: giúp mình bắt đầu một ngày nhiều năng lượng cân bằng hơn. Lợi ích của thiền dần được khoa học chứng minh rất nhiều.
- Tập thể dục: giúp mình nâng cao thể chất, và cải thiện tâm trạng tốt hơn trong ngày. Sức khỏe thể chất tốt, với tâm trí vững vàng giúp mình đối diện tốt hơn với nhiều vấn đề xảy ra trong ngày.
- Quản lý thời gian: Mình thường xuyên quản lí tất cả mọi việc trong ngày bằng cách lên kế hoạch trong calendar. Thói quen chủ chốt này giúp mình biết rõ mình cần phải làm những gì trong ngày, sắp xếp cuộc sống gọn gàng ngăn nắp linh hoạt hơn. Và nhất là hạn chế decision fatigue, là sự suy giảm khả năng đưa ra những quyết định đúng đắn và sáng suốt khi phải liên tục đưa ra nhiều quyết định dù nhỏ hay lớn trong ngày. Việc lên kế hoạch rõ ràng giúp mình hạn chế lưỡng lự, phân vân trước nhiều lựa chọn, dẫn đến tâm trí dễ trở nên mệt mỏi, và có xu hướng đưa ra những quyết định không lành mạnh, đúng đắn và phù hợp.

Định luật chuyển động thứ I của Newton


Định luật I Newton cho rằng nếu vật gì đứng yên, nó sẽ tiếp tục đứng yên. Nếu vật gì chuyển động, nó sẽ tiếp tục chuyển động đến khi nào bị thay đổi bởi một lực tác động.

Ứng dụng của định luật này ở chỗ rất khó để bắt đầu làm điều gì hơn là tiếp tục làm điều gì đó. Khó khăn nằm ở sự bắt đầu, nhưng khi đã bắt đầu thì đã vượt qua được sự trì hoãn ban đầu và thường sẽ có xu hướng tiếp tục theo quán tính. Vì vậy, ta có thể hack não bằng một số phương pháp để bắt đầu một việc gì đó dễ dàng hơn.

- Quy luật 2 phút (Two-minute rule): Đây là quy luật được đề cập trong cuốn Getting Things Done của David Allen. Nếu việc gì có thể làm trong vòng 2 phút thì nên làm ngay. Ví dụ như trả lời một email, rửa chén ngay sau khi ăn xong, gấp mền sau khi ngủ dậy,…
- Quy luật 5 phút (Five-minute rule): nếu cảm thấy ngán ngẩm, khó khăn khi bắt đầu làm việc gì, hãy đặt ra mục tiêu chỉ làm 5 phút. Đây là phương pháp đặt ra những mục tiêu cực kì nhỏ, nhỏ đến nỗi không-thể-không-hoàn-thành, để loại bỏ cảm giác chần chừ ban đầu. Nhưng một khi đã bắt đầu, thường mình có xu hướng hoàn thành vượt qua cả 5 phút đã đặt ra. Hôm trước, có một bạn hỏi mình làm sao bận mà có thể đọc được nhiều sách vậy. Mình trả lời thử áp dụng đọc sách chỉ 5 phút mỗi ngày thử xem.
Khi những hành động nho nhỏ, được lặp đi lặp lại qua thời gian dần trở thành thói quen thì sẽ không cần tốn nhiều ý chí, động lực để làm nữa. Mình còn nhận ra rằng, thay đổi thói quen không chỉ là việc để đạt được mục tiêu nào đó, nó còn là quá trình thay đổi những thứ thuộc về tính cách, nhận thức bên trong nữa.


Kết Bài

Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại đầy biến động, việc xây dựng một hệ thống quản lý kiến thức cá nhân như "Bộ Não Thứ Hai" trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết. Đối với những người làm trong lĩnh vực công nghệ và phát triển phần mềm, đây không chỉ là một công cụ để gia tăng năng suất mà còn là một chìa khóa để vượt qua thách thức và tiến lên phía trước, bất chấp mọi khó khăn. Hãy bắt đầu xây dựng bộ não thứ hai của bạn ngay hôm nay!