Bay cùng GitHub Copilot

November 17, 2023

Bay cùng GitHub Copilot

GitHub Copilot là một công cụ phát triển phần mềm mạnh mẽ, được phát triển bởi GitHub và OpenAI. Đây là một trợ lý mã hóa AI được đào tạo trên hàng tỷ dòng open source.

Copilot được thiết kế để làm việc ngay trên trình soạn thảo mã của bạn, giúp bạn tạo ra những dòng mã đúng và tốt. Nó hoạt động bằng cách đưa ra gợi ý cho các đoạn mã, giúp giảm bớt thời gian và công sức cần thiết để viết mã từ đầu.

Đây không chỉ là một công cụ hoàn thành mã tự động, mà còn là một trợ lý suốt quá trình phát triển phần mềm, từ viết các hàm phức tạp, học cú pháp của ngôn ngữ mới cho tới tạo ra các đoạn mã dài.

GitHub CoPilot có thể hỗ trợ nhiều ngôn ngữ và công việc khác nhau như viết mã thử nghiệm, điều chỉnh đoạn mã hoặc viết hàm mới.

Chỉ cần gõ một dòng mã, cung cấp một ghi chú cho mã đó, và GitHub Copilot sẽ đưa ra các gợi ý cho những dòng mã tiếp theo. Ngoài ra, nó cũng giúp cải thiện kỹ năng lập trình của bạn thông qua quá trình gợi ý và học từ phi công trẻ GitHub Copilot.

GitHub Copilot hoạt động như thế nào?

GitHub Copilot hoạt động
Copilot là một công cụ dựa trên các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM). Các mô hình ngôn ngữ lớn đòi hỏi một lượng tài nguyên tính toán đáng kể, thường sử dụng GPU đắt tiền.

Tuy nhiên, vì không phải tất cả các nhà phát triển đều có quyền truy cập vào môi trường phát triển như vậy nên tất cả mã nguồn đều được tải lên máy chủ hiệu suất cao của Copilot để xử lý.

Lợi ích khi sử dụng Copilot

1. Lợi ích mong muốn từ công ty:

  • Tăng cường việc tạo ra các dự án chất lượng và đáp ứng nhanh chóng.
  • Thúc đẩy định hướng đổi mới và sáng tạo.

2. Lợi ích khi các developer áp dụng vào công việc:

  • Nâng cao năng suất phát triển phần mềm.
  • Cải thiện chất lượng mã, coding skill và giảm lỗi.
  • Giảm thời gian và công sức trong việc mã hóa.


Các rủi ro khi sử dụng GitHub Copilot.


1. Sự đáng tin cậy

  • Copilot đã học được từ rất nhiều mã nguồn có sẵn công khai. Các dự án công khai với OSS là GPL và MIT.
  • Copilot tuyên bố rõ ràng rằng mọi trách nhiệm đối với mã được tạo đều thuộc về người sử dụng.
  • Khả năng vi phạm bản quyền tăng cao khi sử dụng Copilot.

2. Bảo mật & quyền riêng tư

  • Copilot trước tiên yêu cầu mã nguồn của file đang mở của bạn để đề xuất mã.
  • Mã nguồn có thể chứa dữ liệu nhạy cảm như: thông tin truy cập cơ sở dữ liệu, thông tin user,... trong comment code nên khi tải mã nguồn lên, dữ liệu bí mật sẽ được tải lên cho Copilot để phân tích.

3. Giá trị khi sử dụng

  • Copilot có thể tạo mã nhưng nó không thực thi hoặc kiểm tra mã được tạo.
  • Copilot không chỉ học được code chất lượng cao và đáng tin cậy mà còn cả code được viết theo sở thích riêng và code chưa được xác thực kỹ lưỡng.
  • Code được xác thực không đầy đủ hoặc code không có unit test code đi kèm có nhiều khả năng chứa lỗi và đôi khi có lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn.
  • Nên Không phải lúc nào bạn cũng có thể tin tưởng hoàn toàn và sử dụng code mà Copilot tạo ra mà phải review kỹ lưỡng trước khi sử dụng.

Các bước để tiếp cận và áp dụng GitHub Copilot vào công việc.


Bước 1: Hiểu rõ về Copilot.

Trước khi triển khai bất cứ công nghệ mới nào, việc đầu tiên bạn cần làm là hiểu rõ về nó. Đảm bảo rằng đội ngũ lập trình của bạn hiểu rõ về GitHub Copilot, cách nó hoạt động, các ngôn ngữ mà nó hỗ trợ, và cách nó có thể hỗ trợ họ trong việc viết mã. Và các chỉ số rủi ro để có bước đầu tư đúng vào con người, công nghệ và thay đổi quy trình.


Bước 2: Đánh giá tiềm năng của Copilot

Thực hiện một bài đánh giá trực tiếp của GitHub Copilot trong nhóm kỹ sư. Điều này có thể bao gồm việc cho các kỹ sư của bạn sử dụng nó trong dự án thử nghiệm để xem những lợi ích thực tế mà nó mang lại.
  • Các chỉ số mang tính định lượng như: dự án tăng tốc độ bao nhiêu (%), các lỗi giảm bao nhiêu (%)...
  • Các chỉ số định tính như: các kỹ sư cảm thấy thú vị bao nhiêu (%), họ cảm thấy năng suất và thời gian hoàn thành công việc tăng bao nhiêu (%)...

Từ các chỉ số đánh giá đó để quyết định xem Copilot có đáp ứng được các tiêu chí về lợi ích và rủi ro để có thề tiếp tục triền khai và đào tạo ở mức tổ chức.


Bước 3: Triển khai và đào tạo

Sau khi đã đánh giá các số liệu thống kê về khả năng của GitHub Copilot, bạn có thể bắt đầu triển khai nó trong tổ chức. Đảm bảo rằng bạn đã cung cấp cho các nhân viên cần thiết đầy đủ thời gian và nguồn lực để tìm hiểu thông qua các buổi training về lợi ích, rủi ro cách sử dụng phù hợp và thích ứng với công cụ mới trong công việc.


Bước 4: Giám sát và điều chỉnh

Cuối cùng, sau khi đã triển khai, hãy tiếp tục theo dõi làm thế nào GitHub Copilot có thể cải thiện quy trình làm việc hiện tại và phát hiện bất kỳ vấn đề hay thiếu sót nào có thể phát sinh.
Điều chỉnh theo thời gian để phù hợp với môi trường làm việc cụ thể của bạn và tổ chức.


Tổng kết

Bài viết "Bay cùng GitHub Copilot" đã giúp bạn hình dung tổng quan về lợi ích, rủi ro, các bước tiếp cận về việc ứng dụng công nghệ AI và GitHub Copilot vào công việc. Và đây là công cụ để mở rộng khả năng của các kỹ sư trong tương lai sắp tới.